Về vấn đề này, ông Chử Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, ngành giáo dục Thủ đô đang hoàn thiện các khâu chuẩn bị cho cuộc khảo sát diện rộng với học sinh tham gia chương trình này. Cụ thể, sẽ tiến hành trên khoảng 20% học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên từ các trường có thực hiện liên kết dạy tiếng Anh với các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn Hà Nội.
Theo ông Dũng, cuộc khảo sát dự kiến sẽ được triển khai vào cuối tháng 3, chậm nhất vào đầu tháng 4.
Hà Nội sẽ tiến hành khảo sát diện rộng theo hình thức lựa chọn ngẫu nhiên khoảng 20% học sinh theo học chương trình tiếng Anh liên kết. (Ảnh minh họa: Thanh Hùng). |
Trước đó, theo kết quả khảo sát của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội tại một số quận, huyện trên địa bàn về dạy tiếng Anh liên kết trong trường học, đa số lãnh đạo các nhà trường cho biết, hầu hết học sinh đều thích, hứng thú với tiếng Anh liên kết và chương trình đã mang lại những hiệu quả nhất định trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh các cấp.
Tuy nhiên, thực tế khảo sát cũng cho thấy, chương trình dạy tiếng Anh liên kết vẫn còn một số bất cập như về mức thu học phí hiện đang rơi vào tình trạng “trăm hoa đua nở”, nơi thu 700.000 đồng/tháng/học sinh, nơi thu 400.000 đồng và nhưng có những nơi chỉ 150.000 đồng.
Thậm chí, tại một số quận, huyện, các trường ngoại thành lại thu học phí cao hơn nội thành. Mức thu chênh lệch này cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến phụ huynh so sánh, thắc mắc. Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm liên kết mà các trung tâm trích lại cho các trường cũng rất phong phú, nơi 60-40, nơi 82-18, có nơi 93-7%.
Ngoài ra, về chương trình tiếng Anh liên kết, giáo trình các trung tâm tự biên soạn, mỗi nơi một kiểu. Kiểm định chất lượng cách thức kiểm tra, đánh giá cũng như chất lượng giáo viên chưa được thực hiện đúng yêu cầu. Giáo viên bản ngữ chưa ổn định. Giáo viên trợ giảng có khi thay thế giáo viên bản ngữ, liên quan đến vấn đề chi trả lương. Trang thiết bị dạy học ở một số huyện ngoại thành còn thiếu. Một số trung tâm đầu tư cơ sở vật chất nhưng đại đa số các trường phải tự đầu tư hoặc xã hội hoá. Mức thu học phí có nguyên nhân khách quan nhưng có nhiều mức chênh lệch, phần trăm trích lại khác nhau khiến phụ huynh dễ thắc mắc.
Thanh Hùng
" alt=""/>Sẽ tiến hành khảo sát diện rộng về chương trình tiếng Anh liên kếtTheo đó, công ty chứng khoán khuyến cáo khách hàng không cung cấp “Mật khẩu đăng nhập” và “Mật khẩu giao dịch” cho người khác. Phía SSI cho hay, các nhân sự của công ty hoặc cơ quan chức năng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về “Mật khẩu đăng nhập” hay “Mật khẩu giao dịch” dưới bất cứ hình thức và hoàn cảnh nào. Do đó, các nhà đầu tư không cung cấp thông tin này cho bất kỳ ai, đồng thời không chia sẻ cho người thân trong gia đình, bạn bè để phòng tránh rủi ro về bảo mật thông tin tài khoản.
Công ty chứng khoán cũng cảnh báo các nhà đầu tư không ghi mật khẩu ra giấy hoặc lưu trữ dưới các hình thức không an toàn, dễ gây ra thất lạc và rò rỉ thông tin. Ngoài ra, người dùng cần bảo vệ mật khẩu đúng cách. Không nên đặt mật khẩu có chứa thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, biển số xe, hoặc các cụm ký tự dễ đoán như “123456”, “abcd1234”, “qwerty”…
Người dùng cũng nên tránh sử dụng chung mật khẩu đăng nhập và mật khẩu giao dịch với các dịch vụ khác sử dụng trên mạng. Điều này giúp hạn chế khả năng rò rỉ thông tin tài khoản chứng khoán trong trường hợp kẻ gian lấy được mật khẩu của dịch vụ khác.
Ngoài ra, cần thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập và mật khẩu giao dịch (mã PIN). Phía SSI khuyến nghị các nhà đầu tư nên thực hiện đổi định kỳ hoặc ngay khi nghi ngờ thông tin tài khoản bị rò rỉ.
Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa phát đi cảnh báo về lỗ hổng bảo mật của công ty chứng khoán. Qua phối hợp điều tra cho thấy, một số đối tượng tìm cách truy cập vào hệ thống CNTT của công ty chứng khoán thông qua những lỗ hổng bảo mật.
Các đối tượng nắm được một số thông tin cụ thể của khách hàng như tên truy cập và mật khẩu đăng nhập, từ đó có thể chiếm quyền sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư để thực hiện giao dịch chứng khoán, chuyển tiền, rút tiền và chiếm đoạt tài sản.
Phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã gửi công văn yêu cầu các công ty chứng khoán rà quét lỗ hổng bảo mật hệ thống CNTT, hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến và các hệ thống có kết nối Internet để kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có). Đồng thời, thực hiện cập nhật các bản vá bảo mật của hệ điều hành máy chủ, cơ sở dữ liệu và các thiết bị CNTT khác. Các công ty chứng khoán kiểm tra lại quy trình khi nhà đầu tư thực hiện xác thực giao dịch trực tuyến nhằm khắc phục rủi ro; điều chỉnh hệ thống để các giao dịch chuyển tiền, ứng tiền, thay đổi tài khoản của khách hàng phải xác thực OTP tức thời.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc thông tin bị lộ lọt do hacker truy cập hệ thống CNTT của công ty chứng khoán qua lỗ hổng bảo mật khiến cho nhà đầu tư phải đối mặt nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Phía Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho rằng, việc một số đối tượng tìm cách truy cập vào hệ thống CNTT của công ty chứng khoán qua các lỗ hổng có thể ảnh hưởng đến tính bảo mật, đặc biệt là dữ liệu nhạy cảm gây tổn thất về tài chính và danh tiếng của doanh nghiệp. Việc các đối tượng tấn công mạng nắm được một số thông tin cụ thể của khách hàng như tên truy cập và mật khẩu đăng nhập không chỉ khiến các nhà đầu tư đối mặt với việc mất tiền hoặc thông tin cá nhân, mà còn liên quan đến những vấn đề như sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản…Trong một số trường hợp, các cuộc tấn công mạng có thể có những tác động toàn bộ hệ thống và gây ra sự bất ổn nghiêm trọng về kinh tế.
Duy Vũ
Thông qua lỗ hổng bảo mật, kẻ gian có thể truy cập vào mật khẩu đăng nhập, từ đó chiếm quyền sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư để thực hiện giao dịch, chuyển tiền, rút tiền và chiếm đoạt tài sản.
" alt=""/>Công ty chứng khoán cảnh báo khách hàng chứng khoánLãnh đạo khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có văn bản kết luận về những thông tin phản ánh liên quan đến giảng viên Nguyễn Hùng Cường. Văn bản được ký ngày 22/8.
Trước đó, theo các thông tin phản ánh trên mạng xã hội và đơn thư kiến nghị của sinh viên, giảng viên Nguyễn Hùng Cường bị tố cáo có hành vi không phù hợp với các nữ sinh viên, đồng thời trù dập điểm số của sinh viên và thường xuyên đi dạy muộn, bỏ tiết.
Sau khi nhận được các thông tin phản ánh, sau một thời gian xem xét, tiến hành xác minh, khoa Luật đã đưa ra kết luận. Cụ thể, văn bản kết luận gồm 3 nội dung.
Thứ nhất là thông tin phản ánh về ứng xử, giao tiếp giữa ông Nguyễn Hùng Cường và người học.
“Cho đến thời điểm hiện nay, với những thông tin được cung cấp với tổ công tác, hiện chưa đủ cơ sở để cho rằng giảng viên (GV) Nguyễn Hùng Cường đã quan hệ với nữ sinh khoa Luật và làm sinh viên này mang thai, hay đe dọa, gạ tình với các nữ sinh trong khoa như nội dung thông tin phản ánh trên các trang mạng xã hội. Nội dung thông tin phản ánh này hiện không có ảnh chụp tin nhắn (tồn tại dưới dạng 2 bài đăng ẩn danh trên trang SOL-VNU Confessions), đồng thời cũng không có người cung cấp thông tin trực tiếp” – văn bản này viết.
Tuy nhiên, đã có cơ sở để cho rằng GV Nguyễn Hùng Cường đã chủ động nhắn tin với các nữ sinh trong khoa, trong đó nội dung các tin nhắn có thể hiện cách ứng xử chưa đúng mực trong mối quan hệ giữa nhà giáo và người học.
Kết luận này khẳng định, hành vi của ông Cường có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 30 Quy chế Đào tạo đại học tại ĐHQGHN về trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên; vi phạm khoản 3, 4 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2005 về nhiệm vụ nhà giáo; vi phạm khoản 4, 5 Điều 55 Luật Giáo dục đại học năm 2012 về nhiệm vụ và quyền của giảng viên…
Ngoài ra, những trao đổi qua lại trên mạng xã hội về mối quan hệ giữa ông Cường và người học đã gây ảnh hưởng tiêu cực, nghiêm trọng tới hình ảnh, uy tín, lợi ích của Khoa Luật, của ĐHQG Hà Nội trong sinh viên, cựu sinh viên và dư luận xã hội.
Nội dung thứ 2 phản ánh về việc đánh giá kết quả học tập của GV Nguyễn Hùng Cường với người học.
Về việc ông Cường chấm điểm 1 với bài kiểm tra giữa kỳ của sinh viên Hoàng Thị Thu Uyên, tổ công tác nhận thấy chưa có đủ bằng chứng để khẳng định có sự vi phạm của GV. Nguyễn Hùng Cường trong việc chấm, đánh giá điểm đối với em Uyên do không có đủ cơ sở để khẳng định ảnh chụp bài kiểm tra của em Uyên chính là bài kiểm tra đã nộp cho giảng viên này.
Về việc này, tổ công tác đã yêu cầu ông Cường cung cấp bài kiểm tra của cả lớp nói chung và của em Uyên nói riêng để đối chiếu. Tuy nhiên, ông Cường viện dẫn việc quy chế của khoa Luật không bắt buộc giảng viên phải lưu trữ bài kiểm tra điều kiện và ông Cường hiện không còn lưu trữ nữa vì học phần đã kết thúc từ lâu.
Về việc ông Cường cho 0 điểm chuyên cần của cả lớp văn bằng kép INL-2003, ông Cường giải thích với lý do lớp không trung thực trong việc điểm danh. Giảng viên này giải thích rằng đã có thông báo trước lớp về việc cả lớp sẽ bị 0 điểm chuyên cần nếu có sự gian dối trong điểm danh. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, việc ông Cường cho tất cả sinh viên 0 điểm chuyên cần là chưa công bằng với những sinh viên đi học đầy đủ - văn bản khẳng định.
Việc đánh giá và cho điểm chuyên cần nêu trên của GV Nguyễn Hùng Cường đã có dấu hiệu vi phạm một số quy định, luật.
Nội dung thứ 3 về thông tin phản ánh ông Cường thường xuyên đi dạy muộn, bỏ buổi dạy…, văn bản kết luận “GV. Nguyễn Hùng Cường thường bảo đảm số buổi lên lớp giảng dạy của học phần được phân công. Tuy nhiên, có một số lần lên lớp giảng dạy muộn so với thời gian quy định từ 15 phút, 30 phút đến 120 phút. Việc này làm ảnh hưởng và không đảm bảo thời lượng giảng dạy đối với học phần.
Việc đi muộn này của GV. Nguyễn Hùng Cường có dấu hiệu vi phạm Quy định về đạo đức nhà giáo: “…không đi muộn, về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường”
Lãnh đạo khoa Luật, ĐHQGHN xác định đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến danh dự, uy tín của khoa, ảnh hưởng không tốt đến tình hình chính trị, tư tưởng và tâm tư, tình cảm của các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, cựu người học của khoa.
Với các nội dung đã được xác minh, ban chủ nhiệm khoa Luật đề nghị bộ phận Tổ chức – Cán bộ của khoa đề xuất biện pháp xử lý triệt để, nghiêm minh và đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nguyễn Thảo
Liên quan đến sự việc giảng viên Nguyễn Hùng Cường (khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội) bị sinh viên tố cáo quấy rối và trù dập sinh viên, nữ sinh Hoàng Thị Thu Uyên – hiện đang là sinh viên năm cuối của khoa này – đã lên tiếng.
" alt=""/>Kết luận ban đầu về vụ giảng viên Luật bị tố quấy rối nữ sinh